CÔNG TY TNHH TMKT THIÊN LONG là một trong những đơn vị hàng đầu tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ đổ mực máy in tại nhà Xuân Thủy dành cho các máy văn phòng. Trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao cùng hệ thống các chi nhánh trong khu vực Hà Nội để thuận tiện việc hỗ trợ cho khách hàng. Với 4 chi nhánh tại Hà Nội Chúng Tôi có thể đáp ứng nhu cầu đổ mực nhanh chóng trong nội thành chỉ trong vòng 30 phút sau khi khách hàng liên hệ. Rất tiện lợi cho khách hàng khi cần tiếp tục công việc đang làm.
Địa chỉ tin cậy đổ mực in tại Xuân Thủy
Hãy liên hệ ngay để được phục vụ tốt nhất
Hotline: 0972 178 884 - 04.6687 4146
CÔNG TY TNHH TMKT THIÊN LONG
Trụ sở: Số nhà61, nghách 207/91, Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội
VPGD: Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04. 6687 4146 - Hotline: 0972 178 884
Cơ sở 1: Quận Thanh Xuân - Cơ sở 2: Quận Đống Đa - Cơ sở 3: Huyện Hoài Đức - Cơ sở 4: Quận Hoàn Kiếm
Đến với Thiên Long, quý khách hàng sẽ luôn được hài lòng về phong cách phục vụ, yên tâm về chất lượng, thời gian phục vụ nhanh nhất, với chi phí tiết kiệm.
- Kiểm tra bản in thử trước khi thay mực.
- Lựa chọn mực theo đúng hãng máy
- Tháo các linh kiện của hộp mực, kiểm tra linh kiện có hao mòn hoặc lỗi không sử dụng được .
- Làm vệ sinh hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận, đổ mực thải.
- Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch.
- Đổ mực mới.
- Reset hộp mực nếu cần.
- In test để kiểm tra chất lượng sau khi đổ mực.
- Bảo dưỡng vệ sinh máy in miễn phí trước khi thay, đổ mực.
- Tư vấn miễn phí về mực máy in, giao, thay và đổ mực tại địa điểm khách hàng yêu cầu in.
- Hỗ trợ bảo hành đến hết mực trong máy.
Công ty luôn có chính sách ưu đãi vô cùng hấp dẫn dành cho các khách hàng thân quen sử dụng nhiều dịch vụ như đổ mực máy in, sửa chữa máy in, máy văn phòng.
Đổ mực in tại Xuân Thủy : 0972 178 884
Xuân Thủy (1912 - 1985) là một nhà hoạt động chính trị, một nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà báo Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam.
Xuân Thủy (1912 - 1985) là một nhà hoạt động chính trị, một nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà báo Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam.
Mục lục
- 1Tiểu sử
- 1.1Nhà báo, nhà thơ
- 1.2Nhà ngoại giao, nhà hoạt động chính trị
- 2Các chức vụ trong Nhà nước, Đảng, Quốc hội, đoàn thể
- 3Phong tặng
- 4Hình ảnh công cộng
- 5Tham khảo
- 6Liên kết ngoài
Tiểu sử
Xuân Thủy sinh ngày 2 tháng 9 năm 1912 tại thôn Hòe Thị, tổng Phương Canh huyện Hoài Đức cũ, thuộc tỉnh Hà Đông cũ (nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh cùng năm cùng làng với Bác sĩ Trần Duy Hưng, làm ký giả từ thập niên 1930, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932. Ông làm Chủ nhiệm tờ Cứu Quốcmột thời gian dài (1944-1955). Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris. Ông mất ngày 18 tháng 6 năm 1985 tại nhà riêng 36 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở của Bảo tàng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
Nhà báo, nhà thơ
Xuân Thủy làm báo và viết thơ từ thời Pháp và dùng báo chí như là một thứ vũ khí để hoạt động cách mạng. Ngay trong thời kỳ bị giam tại nhà tù Sơn La, ông cùng Trần Huy Liệu vẫn ra một tờ báo bí mật hai tháng một kỳ có tên gọi là Suối Reo. Ông tham gia làm báo Cứu Quốc, tờ báo của Tổng bộ Việt Minh từ thời kỳ bí mật khi tờ báo còn đặt ở Núi Thầy (1944). Lúc này ông phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, tờ báo phát hành hàng ngày, ông lại tiếp tục tích cực tham gia hoạt động cho tờ báo lúc này có trụ sở ở Bờ Hồ (trụ sở tờ Hà Nội mới ngày này). Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lại theo tờ báo ra chiến khu Việt Bắc.
Xuân Thủy còn có công trong việc đào tạo lớp nhà báo đầu tiêu cho Kháng chiến. Chính ông đã tổ chức lớp đào tạo cán bộ làm báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1949. Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế OIJ. Bản thân ông đã nhận được phần thưởng từ tổ chức này.
Xuân Thủy còn là một nhà thơ và ông cũng dịch nhiều thơ. Ông là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là "Rằm tháng Giêng". Các bài thơ của ông được trích giảng trong các nhà trường phổ thông và đại học trong nước và có trong Tuyển tập Xuân Thủy.
Tác phẩm cuối cùng của ông là tập hồi ký Những chặng đường báo Cứu quốc.
Nhà ngoại giao, nhà hoạt động chính trị
Xuân Thủy gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941. Từ năm 1938 đến năm 1943, ông bị Pháp bắt giam nhiều lần. Đầu năm 1944, sau khi ra tù, ông phụ trách báoCứu Quốc.
Sau khi rời báo Cứu Quốc, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt động của Đảng, là Uỷ viên thường trực Thường vụ Tổng bộ Việt Minh (1948-1950) và từng là trưởng ban của nhiều ban của Trung ương Đảng. Ông chuyển sang công tác ngoại giao từ năm 1963 và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm tháng 4 năm 1963 đến tháng 4 năm 1965. Ông là người góp phần tích cực vào thành công của Hiệp định Hòa bình Paris với vai trò là Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ông giữ vai trò này từ năm 1968 cho đến khi hiệp định được ký kết năm 1973 với hàm Bộ trưởng) tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. [1]
Các chức vụ trong Nhà nước, Đảng, Quốc hội, đoàn thể
Ông liên tục là Đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946) đến khóa VIII (1987, nhưng mất năm 1985) và giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ khoá II đến khoá VI (1960-1981). Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Tổng Thư ký năm 1981-1982. Năm 1981, ông là Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII.
Ông là cán bộ chủ chốt của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam từ năm 1945 đến khi mất: Trưởng ban Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Liên Việt, sau đổi thành Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1951-1963); Bí thư Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Năm 1955, Xuân Thủy được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Ủy viên Chính thức từ năm 1960 đến năm 1982. Năm 1968 được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng và giữ cương vị này đến năm 1982.[2]
Ngoài chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) [3] và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris ông còn giữ các chức vụ:
- Phụ trách Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam (1952); Phụ trách Uỷ ban đoàn kết Á-Phi của Việt Nam (1957); Uỷ viên Hội đồng Hoà bình thế giới (1954)
- Chủ tịch Hội những người viết báo Việt Nam khoá I (1950), khoá II (1959) và là uỷ viên Ban chấp hành Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ)
- Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Xô (1980);Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Trung (1960)
- Phó trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Genève về Lào (1961)
- Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 - 1973)
Ngoài ra, trong thời gian từ 1968 đến 1982 ông còn đảm nhiệm những chức vụ:
- Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng
- Trưởng ban Cán sự Đảng ngoài nước
- Trưởng ban hoạt động quốc tế của Trung ương Đảng
- Trưởng ban công tác miền Tây
- Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương
Phong tặng
Ông được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
Hình ảnh công cộng
Hiện nay tên ông được đặt cho một tuyến đường lớn ở Hà Nội. Đường Xuân Thủy, giao cắt với các con đường lớn như đường Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu và Phạm Hùng. Đường Xuân Thủy cũng là nơi có trường đại học lớn nhất Việt Nam: Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với một số trường đại học có truyền thống lâu đời: Đại học Sư phạm Hà Nộivà Học viện Báo chí và Tuyên truyền.