Giới thiệu dịch vụ đổ mực in tại Phạm Văn Đồng
Khách hàng khi đổ mực máy in tại Phạm Văn Đồng của Công ty chúng tôi sẽ được bảo trì máy in miễn phí, đối với những dòng máy in khi đổ mực phải reset máy thì Thiên Long chỉ tính tiền mực mà không tính tiền reset máy.
CHUYÊN ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI PHẠM VĂN ĐỒNG - ĐỔ MỰC MÁY FAX - ĐỔ MỰC MÁY PHOTOCOPY.
BÁO GIÁ ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI PHẠM VĂN ĐỒNG
Máy in đơn sắc
- Laser Hp, Canon: Từ 80,000 vnđ
- Laser Lexmark: Từ 140,000 vnđ
- Laser Samsung: Từ 140,000 vnđ
- Laser Brother: Từ 180,000 vnđ
- Laser Xerox: Từ 140,000 vnđ
- Laser Panasonic: Từ 180,000 vnđ
Máy in màu
- In laser Hp, Canon: Từ 400,000 vnđ
- In phun Canon: Từ 70,000 vnđ
- In laser Samsung: Từ 400,000 vnđ
- In laser Brother: Từ 450,000 vnđ
- In phun Epson: Từ 80,000 vnđ
- In laser Panasonic: Từ 450,000 vn
Đổ mực máy in tại Phạm Văn Đồng
Liên hệ dịch vụ đổ mực in tại Phạm Văn Đồng
Trung tâm mực in và thiết bị văn phòng Thiên Long
Trụ sở: Số nhà 61, nghách 207/91, Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội
VPGD: Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04. 6687 4146 - Hotline: 0972 178 884
Cơ sở 1: Quận Thanh Xuân - Cơ sở 2: Quận Đống Đa - Cơ sở 3: Huyện Hoài Đức - Cơ sở 4: Quận Hoàn Kiếm
Giới thiệu dịch vụ đổ mực in tại Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987).
Ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có tên gọi thân mật là "Tô"[1][2][3], đây từng là bí danh của ông[4][5][6]. Ông còn có tên gọi làLâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (Chủ nhiệm là Hồ Học Lãm).
Tiểu sử
Tham gia chính phủ
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris,Pháp, 1946.
Hoạt động sau khi nghỉ hưu
Gia đình
Đánh giá
Chính diện
Phụ diện
Văn kiện gây tranh cãi
Bài chi tiết: Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
Hình ảnh công cộng
Phát biểu
“ | Ba không có tài sản gì để lại cho con. Ba chỉ để lại một sự nghiệp để tiếp tục. Ba yêu cầu con chăm sóc má con, chăm lo dạy bảo các con của con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước, xứng đáng là người sĩ quan của quân đội ta. | ” |
“ | Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện ra cái gì sai thì sửa sau | ” |
“ | Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật. | ” |
“ | Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.[24] | ” |
Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sangQuảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.
Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).
Ngày 31 tháng tháng 5 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại do Pháp không trả lời dứt khoát về việc ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ.
Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.
Trong thời gian làm thủ tướng chính phủ, ông và Nguyễn Văn Linh là người đã giải oan cho đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự kiện về bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai.[8]
Vào năm 1972 khi "mùa hè đỏ lửa" đang diễn ra quyết liệt, Phạm Văn Đồng có 1 chuyến đi cùng đoàn xe chở chủ tịch Cuba ở vùng giới tuyến. Tại đây, ông bắt gặp 1 nữ du kích bị tai nạn và cho tùy tùng cứu sống nữ du kích huyện đội Vĩnh Linh.
Tại Đại hội Đảng lần thứ V đã bầu Phạm Văn Đồng vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Uỷ viên Bộ Chính trị[9]
Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.
Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ.
Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX, do bị teo dây thần kinh đáy mắt nên mắt ông bắt đầu mờ dần.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi.
Mẹ của Phạm Văn Đồng là cụ Nguyễn Thị Tuân
Phạm Văn Đồng có vợ là bà Phạm Thị Cúc và một người con trai duy nhất tên là Phạm Sơn Dương[12], hiện là thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự[13][14][15]. Sau khi lấy bà Cúc (tháng 10 năm 1946) Phạm Văn Đồng vào công tác trong liên khu 5. Mấy năm sau bà Cúc được phép vào Nam sống với chồng. Vào đến nơi thì Phạm Văn Đồng lại được lệnh ra Bắc. Sau đó bà Cúc bị bệnh "nửa quên nửa nhớ" (theo lời của Việt Phương, người từng làm thư ký cho Phạm Văn Đồng trong 53 năm) kéo dài cho đến tận bây giờ. Phạm Văn Đồng từng đưa bà Cúc sang Trung Quốc, Liên Xô chữa bệnh nhưng vẫn không khỏi. Phạm Văn Đồng mất trước bà Cúc.
Phạm Sơn Dương có vợ là Minh Châu và hai người con: con trai Quốc Hoa (sinh năm 1994), con gái Quốc Hương (sinh năm 1997). Tên của Quốc Hoa và Quốc Hương là do Phạm Văn Đồng đặt, ý là "hoa, hương của đất nước".
Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét về ông "tác phong giản dị mà lịch thiệp", "lối sống đạm bạc mà văn hóa" "rất mực ôn hòa" "hết mức bình dị" và "Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh "Sáu Búa" thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.".
Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý ngày 4 tháng 9 năm 1958. Phạm Văn Đồng sau đó đã viết một Công hàm gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn:
Theo quan điểm của Trung Quốc (tài liệu Bộ Ngoại giao), công hàm của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông vì trước đó trong số báo ngày 6 tháng 9 báo Nhân dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên biển Đông". Các tài liệu công bố công khai cho công chúng Trung Quốc bản dịch tiếng Trung đều không dịch đầy đủ nội dung của văn kiện này, thiếu một số nội dung trong đó có đoạn "triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".
Vào năm 1958, trên thực tế một phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và về pháp lý Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa, nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền đơn phương đưa tuyên bố các vùng đất không do mình trực tiếp nắm giữ.
Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. Tức là khoảng 22 km, mà không cho biết đường cơ sở để tính chủ quyền 12 hải lý có bao gồm đường bờ biển hai quần đảo đó hay không. Văn bản này không đề cập đến hai quần đảo (chỉ là cơ sở Trung Quốc tính hải phận và không thuộc hải phận).
Hiện nay ở thủ đô Hà Nội, tên của ông được đặt cho đoạn đường nối từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu đến cầu Thăng Long mở đầu cho tuyến đường dẫn từ nội thành Hà Nội tới sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra tại Việt Nam, tên ông còn được đặt cho nhiều tuyến đường lớn ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... Tại Quảng Ngãi, một trường đại học mang tên ông, dựa trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng cộng đồng Quảng Ngãi.
Trước khi qua đời, Phạm Văn Đồng đã dặn dò Phạm Sơn Dương, người con trai duy nhất của mình:
Bộ phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" đã bị cấm chiếu cho đến khi được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem và nhận xét. Đây là mệnh lệnh ngày 18/10/1983 của ông.
Trong Tạp chí Học tập, số 4-1966 ông viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
Về vấn đề bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên ông phát biểu:
Trong bài báo cuối cùng của ông, bài "Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" đăng trên trang nhất báo Nhân dân ngày 19 tháng 5 năm 1999, ông viết:
“ | Cần thấy sự thật, nói đúng sự thật, nói hết sự thật với tinh thần và ý chí cách mạng tiến công, nghiêm khắc và sắc bén, làm nổi bật cái gì phải giải quyết và giải quyết như thế nào cho nó có hiệu quả thiết thực. Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức quyền, tiền và danh lợi, những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch, không thể coi thường, là sự hội nhập của "bốn nguy cơ" tác động lẫn nhau và phá ta, có thể đưa đến sự mất còn của chế độ và sự nghiệp cách mạng của chúng ta. |