Giới thiệu dịch vụ Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy
Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm là một trong số những địa điểm được cung cấp dịch vụ trong chuỗi dịch vụ đổ mực máy in tại nhà, đổ mực máy in tại nhà Hà Nội của công ty Mực in Thiên Long
Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm
Rất gần với đường Đặng Thùy Trâm, Chúng tôi sẽ đáp ứng dịch vụ một cách nhanh nhất trong vòng 10 phút, khi các bạn cần Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm hoặc sửa chữa máy tính, máy photocopy, lắp thiết bị mạng… Hãy liên hệ ngay với Mực in Thiên Long để được chúng Tôi phục vụ
Quy trình đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm nhanh chóng – chuyên nghiệp chỉ trong các bước sau:
- in test
- tháo hộp mực
- Đổ mực thải – đổ mực mới
- Reset ( nếu cần )
- In test hoàn thành
Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm hãy gọi ngay cho mực in Thiên Long !
Nếu các bạn cần hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ với chúng tôi, Mực in Thiên Long sẽ giải đáp những thắc mắc của quý khách về dịch vụ, giá cả, hướng dẫn sửa chữa một số lỗi cơ bản của máy in, chia sẻ máy in qua mạng lan, mạng wifi…
Đổ mực máy in tại Đặng Thùy Trâm tất cả các dòng máy in như:
Canon, Hp , Samsung, Brother, Lexmark, Ricoh, Panasonic, Epson…
Giới thiệu đường Đặng Thùy Trâm
Tên Đường Đặng Thùy Trâm được lấy tên một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong chiến tranh
Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11, 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.
Tiểu sử
Đặng Thùy Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Đặng Thùy Trâm là chị cả của bốn em, cả chị và 3 em gái đều mang tên giống mẹ chỉ khác nhau tên đệm, cho nên bạn bè và người thân đều gọi Thùy Trâm là "Thùy".
Chị từng là cựu học sinh của Trường Chu Văn An, Hà Nội và là giọng ca xuất sắc của trường Chu Văn An và Đại học Y Hà Nội. Bằng các ca khúc Bài ca hy vọng, Cây Thùy dương, Sullico..., bà đã đoạt hàng chục huy chương trong các cuộc đua tài văn nghệ quần chúng thủ đô. Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn... Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nộichuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm 1 năm để đi chiến trường.
Với kết quả học tập, thi tốt nghiệp loại ưu, bác sĩ trẻ Thùy Trâm có thể, hoặc nhận lời ở lại trường làm cán bộ giảng dạy hoặc nhận công tác tại một bệnh viên hoặc cơ quan nào đó ở ngay Hà Nội vì bố mẹ đều là cán bộ có uy tín, có nhiều quan hệ trong ngành Y tế. Nhưng vì có người yêu vào chiến trường trước mấy năm nên sau khi tốt nghiệp bà xung phong vào Nam ngay. Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Hài cốt của chị được nhân dân địa phương mai táng tại nơi hy sinh và luôn hương khói. Sau chiến tranh, mộ của chị được đồng đội đưa về Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa hài cốt của bà về Nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
Chị đồng thời là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Hai tập nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Nhật ký của bà sau đó được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành quyển sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm và trở thành một hiện tượng văn học với hơn 400.000 bản được bán. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được báo chí nước ngoài bình luận như một "nhật ký Anne Frank của Việt Nam".
Vinh danh
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm nhìn từ phía trước
- Tên bà được đặt cho một trạm xá tại thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cũng như được đặt thay thế cho ngõ 477 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, tên một phố tại thành phố Hạ Long,...
- Bộ phim Đừng Đốt do Đặng Nhật Minh làm đạo diễn được dựng lên từ Nhật ký Đặng Thùy Trâm, trong đó bà là nhân vật trung tâm của bộ phim.
- Tên bà đượcđặt cho một con đường ở Quận 8, Thành phốHồ Chí Minh